Sau một vài năm sử dụng, căn nhà dù có kiên cố đến mấy cũng trở nên cũ kỹ và xuất hiện tình trạng xuống cấp làm mất thẩm mỹ và an toàn cho gia đình nhưng lại không đủ kinh phí để xây lại nhà hay mua nhà mới vì thế giải pháp cho bạn lúc này chính là cải tạo nhà cũ. Nếu bạn đang có nhu cầu làm mới không gian sống của gia đình mình nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thì bài viết dưới đây của chúng tôi chắn chắn sẽ là những gợi ý cần thiết không thể bỏ qua trước khi bắt tay vào thực hiện quá trình cải tạo. Cùng tham khảo ngay nhé!
Lợi ích của việc cải tạo nhà cũ
Không phải ngẫu nhiên mà xu hướng sửa chữa cải tạo lại nhà cũ ngày càng trở nên phổ biến và được rất nhiều gia chủ lựa chọn để làm mới không gian sống của gia đình mình.
Nhiều người cho rằng, lợi ích đầu tiên của việc cải tạo nhà cũ chính là thay vì đập đi xây mới lại ngôi nhà thì bạn có thể tiết kiệm được từ 50 đến 60% chi phí xây dựng thô trên tổng chi phí xây dựng và hoàn thiện cho ngôi nhà bởi vì phần móng, cột, dầm, sàn nhà và tường bạn đã có sẵn từ trước đó.
Thêm vào đó, việc cải tạo nhà ở thành mới sẽ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, tiền bạc khi phải đi xin phép xây dựng và giải quyết tranh chấp với các nhà liên kề trong trường hợp lún nứt nhà lân cận.
Ngoài ra, trường hợp ngôi nhà cũ của bạn bị hạn chế về không gian, công năng bên trong thiều hợp lý làm hạn chế nhu cầu sống tối thiểu của gia đình thì việc thiết kế cải tạo nhà cũ sẽ là phương án hoàn hảo để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những dấu hiệu bạn nên cải tạo lại nhà
Dưới đây là một vài trường hợp cần cải nhà cũ để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn cũng như đáp ứng được những mong muốn của mình về một không gian sống hợp lý và thoải mái hơn.
- Mua nhà khu đô thị cũ, nhà cũ nhưng phần khung vẫn còn tốt và có ý định cải tạo nhà cũ đẹp hơn nâng thêm tầng cho phù hợp với nhu cầu gia đình bạn.
- Kiểu nhà đã lỗi thời, được xây dựng cách đây rất lâu và bạn cần phải cải tạo để cảm thấy thoải mái hơn cho việc sinh hoạt.
- Ngôi nhà bạn đang ở không phù hợp phong thủy, nội thất trong nhà cần bố trí lại để may mắn hơn, phù hợp hơn với tính cách của gia chủ.
- Cần cơi nới, nâng tầng để mở rộng diện tích ở thông thoáng hơn, phòng ốc rộng rãi và sáng sủa hơn.
- Ngôi nhà của bạn đang dần xuống cấp, nứt và thấm dột. Cầu thang quá dốc, thiếu ánh sáng và bị tụ khí độc, ẩm mốc ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của gia đình.
- Bạn có một ngôi nhà mới chỉ xây thô đã nhiều năm cần thiết kế mặt tiền và cải tạo lại công năng, thiết kế nội thất.
- Bạn đang muốn cho thuê hoặc bán một phần ngôi nhà nhưng không muốn ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.
Một vài kinh nghiệm cải tạo nhà
Lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn
Cải tạo nhà cấp 4
Nhà cấp 4 là kiểu nhà ở dễ bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng, gây nên rất nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi cải tạo nhà cấp 4, các gia chủ thường bố trí thêm gác lửng hoặc cải tạo nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng nhằm tăng diện tích sinh hoạt.
Ngoài ra, xu hướng mở rộng mặt thoáng bằng hệ cửa kính cường lực cũng tạo điều kiện để nhà hứng sáng nhiều hơn, tạo cảm giác sáng sủa, cơi nới. Đừng quên lát lại sàn, đổi mới đồ nội thất và thêm một vài bức tranh tường, đồng hồ treo tường để ngôi nhà trở nên thú vị hơn nhé.
Cải tạo nhà ống
Như đã nói ở trên, đối với những ngôi nhà có kiến trúc phức tạp hoặc dạng cao tầng, thì việc cải tạo nhà cũ thành mới sẽ giúp tiết kiệm đến 60% chi phí. Do đó, cải tạo nhà ống cũ không chỉ giúp nhà đẹp hơn, tinh tế hơn mà còn tối ưu tài chính đặc biệt đối với những gia đình có thu nhập trung bình.
Để cải tạo nhà ống cũ, KTS thường thêm giếng trời hoặc mở rộng các bông gió, cửa sổ để ngôi nhà thêm thoáng và sáng. Ngoài ra, việc trang trí cây xanh ở các phòng cũng mang đến những hiệu ứng tích cực về mặt thẩm mỹ.
Về màu sắc, bạn nên ưu tiên màu sáng hoặc dịu nhẹ. Trong một số trường hợp, KTS còn khuyến khích việc phá dỡ các mảng tường không cần thiết, để cơi nới thêm diện tích sử dụng.
Hạn chế tối đa việc chỉnh sửa khi đã bắt đầu thi công
Một trong những việc tối kỵ nhất khi cải tạo nhà cũ chính là việc thay đổi quá nhiều so với thiết kế ban đầu, tất nhiên trong quá trình sẽ có những vấn đề phát sinh cần phải thay đổi tuy nhiên khi đã bắt tay vào thi công, hãy hạn chế tối đa những chỉnh sửa phát sinh.
Đã khắc phục được tình trạng này bạn nên suy nghĩ thật kỹ và trình bày những mong muốn của mình với kiến trúc sư hoặc đơn vị thi công ngay từ đầu để cho ra đời một bản thiết kế hoàn chỉnh, vừa đáp ứng yêu cầu của chủ nhà, vừa đảm bảo cho chất lượng công trình về sau tránh là ảnh hưởng đến thời gian thi công và chi phí dự kiến của công trình.
Lựa chọn nguyên vật liệu, vật tư theo thời điểm
Là yếu tố quan trọng trong quá trình sửa chữa cải tạo nhà cũ, việc lựa chọn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Tùy từng thời điểm trong năm mà nguồn cung cấp cũng như giá của nguyên vật liệu sẽ thay đổi, đặc biệt là có thể hết hàng ngay cả khi ngôi nhà đang trong giai đoạn sửa chữa cải tạo.
Do đó, bạn cần linh hoạt khảo sát và chọn lựa vật tư thay thế dựa trên sự tư vấn của kiến trúc sư để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả mong muốn vừa tiết kiệm được đáng kế chi phí của mình khi cải tạo sửa chữa nhà.
Tận dụng vật liệu đã qua sử dụng
Trên thực tế, trường hợp ngôi nhà của bạn cải tạo không quá nhiều hay không quá thay đổi so với kết cấu tổng thể ban đầu thì bạn nên cân nhắc sử dụng vật liệu đã qua sử dụng để giảm thiếu tối đa chi phí.
Bởi không phải cứ dùng những vật liệu đắt tiền để cải tạo nhà cửa đều được xem là giải pháp duy nhất và tốt nhất.
Hạn chế cải tạo nhà cũ vào thời điểm cuối năm
Cuối năm là thời điểm nhiều hộ gia đình lựa chọn để cải tạo nhà cũ, sửa sang nhà cũ để chào đón năm mới tuy nhiên khoảng thời gian gần Tết sẽ là thời gian khan hiếm thợ nhất và giá vật tư bị đội lên cao nhất, thậm chí không đủ vật tư để cung cấp cho công trình của bạn.
Vì thế chúng tôi khuyên bạn nếu có kế hoạch cải tạo nhà cũ thì tốt nhất nên thực hiện sớm trước khoảng thời gian này ít nhất từ 1 đến 3 tháng, tránh thời điểm cuối năm, gần Tết để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.
Dự trù mức kinh phí phát sinh trong quá trình cải tạo nhà cũ
Một trong những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới mà bạn không thể bỏ qua nữa chính là việc dự trù, tính toán mức kinh phí có thể phát sinh một cách cẩn thận nhất.
Thông thường trong quá trình cải tạo bạn sẽ rất dễ muốn làm thêm một vài phần nào đó, thay đổi chi tiết nào đó hay đổi sang loại nguyên vật liệu hác để hiệu quả cải tạo cuối cùng hoàn hảo hơn vì thế chi phí phát sinh nên chiếm ít nhất 10% – 15% tổng chi phí sửa chữa ngôi nhà. Theo các KTS, chi phí chuẩn bị không chỉ nên đủ, mà nên dư là tốt nhất.
Tìm kiếm đơn vị thi công chuyên nghiệp
Hiện nay trong lĩnh vực thi công cải tạo nhà cũ có rất nhiều đơn vị với chất lượng và mức giá khác nhau. Chính vì thế chuyên tôi khuyên bạn hãy tìm đến những địa chỉ uy tín với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho bạn cả về chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công với mức kinh phí hợp lý nhất đồng thời công trình cũng sẽ được bảo hành đầy đủ nếu sau này có hư hỏng nào xảy ra.
Trên đây là một vài thông tin xoay quanh vấn đề cải tạo nhà cũ, hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn và gia đình có được kế hoạch cải tạo sửa chữa nhà tiết kiệm, độc đáo để không gian sống trở nên ấn tượng nhất.