Với mặt bằng nhà ống hẹp, chiều ngang chưa đến 3m, đề bài mà chủ đầu tư đưa ra là thiết kế một mặt tiền thế nào cho hài hòa nhất và tận dụng được tối đa nguồn sáng tự nhiên. Nếu bạn cũng đang có chung mối quan tâm đó, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây là có thể lựa chọn cho mình một trong các mẫu thiết kế nhà ống mặt tiền 3m mà chúng tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây nhé:
Nhà ống mặt tiền 3m là dạng nhà ở có mặt tiền khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Do đặc điểm quy hoạch của hệ thống quản lí xây dựng của Nhà nước, cũng như kiểu mô hình gia đình hạt nhân, có khoảng từ 3-5 người/hộ dân là những lí do chính khiến người ta lựa chọn nhà mặt tiền 3m ngày càng nhiều.
Nhà phố mặt tiền 3m không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên mà chi phí xây dựng, hoàn thiện cũng khá hợp lí, phù hợp mức thu nhập trung và khá tại các thành phố lớn.
Đặc trưng cơ bản của nhà phố
Khái niệm nhà ống là gì?
Nhà ống có đặc trưng là chiều ngang (phần mặt tiền) hạn chế, thường dao động từ 3-5m, nhà hình chữ nhật và sâu hút vào bên trong. Các dãy nhà ống nối san sát nhau, do đó, mỗi nhà thường chỉ có 2 mặt thoáng là ở trước và sau, nguồn chiếu sáng tự nhiên, khả năng thoát mùi và không khí luân chuyên bị hạn chế.
Ưu điểm
- Là xu hướng nhà ở hiện đại, đang lên ngôi ở các thành phố lớn
- Giải pháp hiệu quả cho những người có thu nhập khá
- Có thể sửa chữa linh hoạt, thiết kế đa phong cách tùy gu thẩm mỹ gia chủ
- Thể hiện đẳng cấp rõ rệt của chủ nhà ngay từ phần mặt tiền
- Tạo môi trường sống thoải mái, riêng tư
Nhược điểm
- Diện tích chiếu sáng ít, phụ thuộc nhiều vào ánh sáng đèn điện
- Mặt thoáng hạn chế, khả năng thoát mùi kém
- Khó bố trí nội thất
- Cầu thang chiếm diện tích lớn
Tuy nhiên, thiết kế nhà ống hiện đại ngày nay đang giải quyết hầu hết những nhược điểm trên. Việc sử dụng giếng trời, kết hợp với các bố trí nội thất theo xu hướng tối giản đang dần lấy lại được sự thông thoáng, dễ chịu trong thiết kế nhà ống.
Đối với mẫu nhà ống mặt tiền 3m, phương án tốt nhất mà các KTS đưa ra là lựa chọn phong cách thiết kế hiện đại kết hợp với việc bố trí mặt bằng công năng khoa học và một số tiểu cảnh để tăng thêm tính phong phú cho nhà ở. Ngoài ra, các nhà ống hiện nay còn được sử dụng phối kết hợp nhiều loại chất liệu hiện đại như đá tự nhiên, đá granite, đá marble, lam gỗ, kính cường lực vv… không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ mà còn giúp căn nhà thêm mát hơn vào mùa hè.
Lưu ý khi thiết kế nhà ống hẹp
Nhà ống nên có giếng trời
Với nhà ống, vấn đề thông thoáng, ánh sáng phải được đặt lên hàng đầu. Bạn nên từ bỏ ngay suy nghĩ phải tận dụng triệt để mặt bằng để ở vì như thế không gian sống sẽ vô cùng chật chội, bí bách.
Giải pháp được các KTS ưa chuộng nhất là làm giếng trời hoặc lùi một phần diện tích nhỏ để làm sân trước hoặc sân sau nhằm thông gió và đưa sáng vào phòng. Ngôi nhà thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho các thành viên trong sinh hoạt.
Một số gia chủ khác chọn giải pháp làm nhà cấp 4 lệch tầng hoặc đặt lệch hướng cầu thang, sử dụng những không gian vay mượn để tăng tính thoáng nhưng không khí trong nhà vẫn bí bách vì không có giếng trời. Bạn có thể tạo hai giếng trời nếu nhà quá sâu hoặc ngăn cách nhà thành 2 phần, ở giữa đặt tiểu cảnh hoặc hồ cá để khắc phục sự buồn tẻ của nhà ống và tạo thêm không gian chơi cho con.
Xác định rõ khu vực chức năng trong nhà
Đứng trước 1 vấn đề con người luôn đưa ra nhiều phương án lựa chọn, giải quyết. Làm nhà làm cửa cũng vậy! Để có được một tổ ấm vừa khoa học, đầy đủ công năng, vừa thuận theo phong thủy, các gia chủ thường tìm đến KTS và thầy phong thủy.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng “đối đầu” giữa hai bên trong việc bố trí công năng sinh hoạt từng khu vực, nhất là cửa thông phòng. Điều này càng khó giải quyết hơn trong trường hợp của nhà ống có 1 mặt thoáng. Do đó, trong quá trình thiết kế nội thất nhà phố, gia chủ phải có những giải pháp hóa giải về phong thủy (trong trường hợp các vị trí sinh hoạt đã cố định, không thể thay đổi được) để có sự hài hòa, tránh cảm giác bất an về sau
Sự ngăn tách các không gian
Tuy bề ngang khá hẹp và diện tích sinh hoạt không nhiều nhưng các khu vực trong nhà vẫn cần có sự ngăn cách (dù là tương đối) để tránh cảm giác nhàm chán, đơn điệu trong không gian sống.
Với nhà ống có 1-2 mặt thoáng, bạn nên sử dụng các loại vách ngăn nghệ thuật, kệ để đồ hoặc một số đồ trang trí nội thất khác như bể cá cảnh, thảm trải sàn, tranh ảnh để làm ranh giới tự nhiên chia cách các không gian với nhau. Những vách tường cao, dựng đứng không chỉ làm căn nhà mất thẩm mỹ mà còn chặn nguồn sáng, khiến nhà ống thêm tối và bí bách hơn.
Hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Nếu xung quanh nhà bạn là mặt thoáng, không kề cận nhà ai cả thì điều này dễ dàng rồi. Tuy nhiên, nếu xây dựng ở khu vực đông dân, hai bên là nhà hàng xóm đã xây cách đây rất lâu, bạn nên bàn bạc và kiểm tra công trình của họ trước khi khởi công để tránh những xung đột không đánh có.
Thêm nữa, việc thiết kế mặt tiền nhà ống thế nào là quyền của bạn, tuy nhiên, cũng nên có sự cân đối phần nào với những nhà xung quanh như không sử dụng màu sắc quá chói hay thiết kế quá độc, tránh làm mất sự hài hòa chung của cả khu vực.
Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế
Việc thống nhất giữa chủ nhà và KTS là vấn đề then chốt, quyết định hình hài của ngôi nhà. Việc trao đổi càng kĩ, càng giúp KTS nắm được sử thích, thói quen sinh hoạt và bố trí công năng của gia chủ và các thành viên.
Tuy nhiên, một khi đã chốt với KTS về phương án cuối cùng, bạn nên hạn chế tối đa việc thay đổi thiết kế nhất là trong quá trình căn nhà đang thi công. Có thể bạn muốn sao chép y hệt một mặt tiền nhà ống đã nhìn thấy ở đâu đó mà quên mất rằng nó có phù hợp với mặt bằng của nhà mình không. Điều này sẽ làm cho căn nhà của bạn mất cân đối cũng như tốn thời gian ngồi lại giữa hai bên.
Top mẫu nhà ống mặt tiền 3m đẹp đáng xây năm 2025
Sau khi đã tham khảo qua một số thông tin cần biết trước khi lên ý tưởng xây nhà ống 3m mặt tiền, hãy cùng chúng tôi ghé thăm top 30 mẫu thiết kế nhà ống đẹp, đa phong cách dưới đây.
Để thiết kế nhà ống, nhà phố hẹp không chỉ cần gu thẩm mỹ riêng của chủ nhà mà đội ngũ KTS cũng cần phải có kinh nghiệm lâu năm để đưa ra định hướng và giúp gia chủ kịp thời điều chỉnh nếu có xảy ra sự cố.