Thiết kế ram dốc tầng hầm luôn là vấn đề khó đòi hỏi cần phải được tính toán và lên kế hoạch cụ thể, phối kết hợp rất nhiều yếu tố. Vậy tiêu chuẩn ram dốc tầng hầm thế nào sẽ mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất? Để trả lời được câu hỏi hãy cùng Homeproshop.vn tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế ram dốc tầng hầm an toàn nhất hiện nay qua một vài thông tin dưới đây nhé.
Ram dốc là gì?
Ram dốc tầng hầm là lối lên xuống các hầm của các căn hộ, cao ốc, chung cư, trung tâm thương mại,…. Trong giao thông, phần ram dốc tầng hầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lưu thông và hiệu quả sử dụng của hầm.
Chính vì thế mà việc thiết kế ram dốc tầng hầm yêu cầu cần phải chú ý tới tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật độ dốc phù hợp, giải quyết các vấn đề chống trơn trượt khi sử dụng, đảm bảo tối ưu kinh phí và an toàn cho người và các phương tiện lưu thông được thuận lợi. Vậy các tiêu chuẩn thiết kế ram dốc tầng hầm là gì, cùng khám phá ngay sau đây.
Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm
Khi thiết kế ram dốc cần tuân thủ tiêu chuẩn về độ dốc nhằm mang lại sự an toàn cho con người trong quá trình đi xe xuống hầm và ngăn ngừa nước từ trên đường tràn xuống tầng hầm đây cũng là một trong những việc quan trọng nhất của kỹ thuật sư ở các công trình.
Độ dốc xuống hầm để xe
Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm phổ biến ở các nước như sau:
– Trung Quốc: theo công văn CJJ 15-1986, ở mục 3.10.10 quy định: độ dốc dọc đối với đường dốc thẳng phải nhỏ hơn 12% và độ dốc dọc đối với đường dốc cong phải nhỏ hơn 9%
– Liên Bang Nga: theo công văn SNiP 21-02-1999, mục 5.28 quy định: độ dốc đối với đường thẳng nên nhỏ hơn 18%, độ dốc dọc đối với đường cong tối đa là 13% (đối với bãi đỗ xe dưới tầng hầm)
– Hàn Quốc: theo điều luật bổ sung số 6655 về bãi đỗ xe năm 2002 quy định: các đường dốc phải nhỏ hơn 14% đối với đường cong và không lớn hơn 17% đối với đường thẳng.
Cơ sở dữ liệu thiết kế Neufert quy định: “Đường dốc thẳng tối đa là 1:7 (~ 14%) đối với chiều dài đường dốc 19,8m và 1:9 (~11%) đối với chiều dài đường dốc lớn hơn 19,8m” và “Độ dốc của đường cong tối đa là 1:12 (~8.5%).
Đây là các cơ sở để công ty xây dựng Việt Nam căn cứ vào đó để áp dụng mức tính toán cho dự án của mình.
Theo tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam hiện nay, ram dốc tầng hầm có độ dốc tối đa không được dốc quá 15% so với chiều sâu của hầm. Cách tính độ dốc tầng hầm như sau: Độ dốc đường hầm = (chiều sâu/ chiều dài) < 15%. Nếu chiều sâu của hầm là 1m, thì chiều dài của dốc hầm không được nhỏ hơn 6m nhằm đảo bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.
Ngoài ra đối với dốc cong thì độ dốc thường được thiết kế không vượt quá 13% và các đường dốc thẳng thường là 15%.
Chiều rộng hầm để xe
Kích thước chiều rộng ram dốc tầng hầm tối thiểu là 3.5m.
Bên cạnh đó, ram dốc tầng hầm phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m để đảm bảo sự an toàn cho xe khi đi từ tầng hầm lên trên mặt đường phải cách một đoạn đệm dừng xe và đảm bảo gia tăng tầm quan sát với các phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông khác ở trên đoạn đường tiếp giáp với tầng hầm.
Chiều cao đường hầm
Theo quy định của bộ xây dựng thì chiều cao tối thiểu của một đường hầm để xe là 2,2m tức là chiều cao tương ứng của đường dốc cũng là tối thiểu 2,2m. Độ cao đường dốc phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, chiều cao an toàn của xe có thể lưu thông lên xuống hầm một cách thuận tiện.
Ngoài ra chiều cao cũng được thiết kế dự phòng cho tương lai đối với các khu đô thị lớn, trung tâm thương mại.
Tính an toàn cho người và xe
Một trong những tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm là lưu ý không nên bố trí đường hầm quá gần đường giao thông, dễ gây nguy hiểm, tai nạn không đáng có. Đặc biệt với nhà phố khoảng cách rất gần đường khi đi từ hầm lên trên mặt đất mà gặp đường giao thông đột ngột.
Ngoài ra tiêu chuẩn ram dốc tầng hầm yêu cầu cần phải xử lý được vấn đề trơn trượt, đảm bảo được độ ma sát cần thiết, được thiết kế những rãnh xẻ kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt để chống trơn, tăng ma xát khi xe leo dốc.
Việc này khá đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt nhất là trong những ngày trời mưa hay trời nồm ẩm ướt, xe đi lên xuống tầng hầm rất dễ trơn trượt kể cả khi nhấn phanh bởi vậy cần tăng độ ma sát cho đường dốc tầng hầm. Với ram dốc tầng hầm, cần bố trí cống thoát nước ở dầu và cuối dốc, lắp đặt hệ thống rãnh nước để cho nước không thể xuống tầng hầm gây lụt, úng.
“Đường dẫn trong các tầng hầm có đặc thù riêng, vì vậy tính an toàn phải cao hơn bình thường để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. Đặc thù ở đây là gì? Đó là không gian đường dẫn vào hầm xe thường tối, vì vậy yếu tố ánh sáng hết sức quan trọng. Một điều nữa là nhiều đường dẫn xuống hầm xe có góc cua, quanh rất gấp, thậm chí góc vuông, khiến người điều khiển phương tiện hai chiều không trông thấy nhau…
{Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng}
Giải pháp chống trơn trượt cho ram dốc tầng hầm
Để an toàn, tạo ra độ ma sát cho các phương tiện giao thông và người đi bộ, khi bắt tay vào thiết kế ram dốc tầng hầm nên tham khảo những giải pháp để chống trơn trượt sau đây:
- Tạo rãnh cho bề mặt ram dốc: đây là giải pháp được rất nhiều ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Khi nền xi măng chưa khô, bạn có thể dùng vật nhọn để vạch những rãnh ca rô trên bề mặt ram dốc để tăng độ ma sát. Tuy nhiên giải pháp này có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình.
- Lót gạch nhám: cách này có thể khiến bạn tốn khá nhiều tiền nhưng chưa chắc mang lại hiệu quả. Thêm vào đó, sau một thời gian sử dụng gạch cũng sẽ bị mòn đi, dễ vỡ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Sử dụng sơn chống trượt: hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn chống trượt với tác dụng tăng độ ma sát rất cao, chống trơn trượt nhất là ở ram dốc tầng hầm, nhà xe và trong những ngày mưa ẩm ướt giúp giảm thiểu tai nạn do trơn trượt.
Chi phí xây dựng tầng hầm
Sau khi bài viết về “ram dốc tầng hầm” của chúng tôi thu hút được khá nhiều độc giả quan tâm, thì có một số độc giả đã gửi câu hỏi về chuyên mục, mong muốn được tư vấn chi tiết về chi phí xây dựng tầng hầm. Sau đây, Homeproshop.vn xin đưa ra một số gợi ý để các bạn có thể lên được ngân sách chính xác nhất:
- Nếu độ sâu tầng hầm nhỏ hơn 1,2m so với cote vỉa hè, chi phí = 150% diện tích x đơn giá xây thô.
- Nếu độ sâu từ 1,2m – 1,8m so với cote vỉa hè, chi phí = 170% diện tích x đơn giá xây thô
- Nếu độ sâu trên 2,5m so với cote vỉa hè, chi phí = 300$ diện tích x đơn giá xây thô
Ví dụ: nếu tầng hầm của bạn so chênh với vỉa hè là 1,6m, thì chi phí xây dựng tầng hầm = 170 x 4.000.000 : 100 = 6,800,000 (đồng)
Trên đây là một vài tiêu chuẩn thiết kế ram dốc tầng hầm an toàn nhất hiện nay, hy vọng cung cấp những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề của bạn.